Để khách hàng sử dụng hiệu quả tủ hấp cơm công nghiệp, công ty Nhân Nghĩa hướng dẫn cách vận hành tủ cơm công nghiệp hợp lí cho khách hàng sử dụng.
Để nấu cơm bằng tủ hấp cơm sử dụng gas, điện hoặc cả gas và điện ta tiến hành theo các bước sau:
Bước 1: Chuẩn bị vật dụng sơ chế đầy đủ như khay đựng gạo, tiến hành vo gạo đựng vào các khay.
Bước 2: Cấp nước vào tủ cơm.
– Trong tủ có hệ thống cấp nước tự động, khi chúng ta mở van khóa nước thì nước sẽ tự cấp vào tủ đến khi đủ lượng nước hợp lí van sẽ tự ngắt.
– Tiến hành mở van xả nước để kiểm tra rằng van phao có hoạt động bình thường hay không, khi nước xả ra nếu van phao tiếp tục cấp nước nghĩa là van phao hoạt động bình thường. Còn trong trường hợp nếu mở van xả nước mà van phao không tự động cấp nước thì van phao có vấn đề. Lúc đó không được sử dụng tủ mà liên hệ với nhà cung cấp để được tư vấn kỹ thuật.
Lưu ý: Trong trường hợp sử dụng điện thì “mực nước” cấp vào luôn cao hơn so với mặt điện trở khoảng 20 mm.
Bước 3: Đun sôi nước trong tủ cơm
– Sau khi cấp nước trong tủ xong đóng cửa tủ lại, khóa an toàn cẩn thận và mở van gas (nếu sử dụng gas) hoặc mở nguồn điện (nếu sử dụng điện) và nấu nước trong tủ trước.
– Khoảng 10 đến 15 phút nước trong tủ sẽ sôi, khi hơi nước ở trên nắp tủ bốc hơi thì tắt gas hoặc điện sau đó chúng ta tiến hành
Bước 4: Cho khay gạo vào tủ cơm
– Trong quá trình nấu nước sôi, người sử dụng vo gạo và cho gạo vào từng khay của tủ nấu cơm, tiêu chuẩn là 2 kg gạo/ 1 khay.
– Khi gạo đã cho vào khay thì để mực nước từng khay sao cho nước cách mặt gạo khoảng 20 mm (tương đương 1 lóng tay). Rồi xếp toàn bộ khay đã có gạo vào trong tủ. Mỗi rãnh của tủ để được 2 khay. Sau đó đóng cửa tủ lại.
Bước 5: Nấu cơm
– Khi nấu cơm bằng gas thì đóng ngắt các nguồn điện vào tủ. Rồi bấm chốt an toàn trên van gas và tủ sẽ vận hành theo quy trình từ 50-60 phút là cơm chín. Đối với tủ nấu cơm bằng gas là dòng không tự động, không hẹn giờ và không điều khiển điện tử nên chúng ta phải canh giờ để khóa gas. Khi cơm chín thì tắt gas và khóa van gas lại. Sau 10 phút lấy khay cơm ra là được.
– Khi nấu cơm bằng điện thì khóa hệ thống gas lại. Đối với tủ nấu cơm bằng điện là dòng tự động nên tủ cho phép bạn lựa chọn thời gian nấu cũng như lập trình thời gian hâm nóng lại cơm (nếu cần) bằng cách vặn nút điều chỉnh thời gian hoặc lập trình trên mặt hiển thị của dòng tủ tự động.
– Sau khoảng thời gian từ 50-60 phút cơm chín. Đối với dòng hẹn giờ và điểu khiển điện tử, tủ sẽ tự động ngắt hệ thống điện và dừng quá trình nấu theo thời gian đã định. Khi thời gian nấu đã hết thì đèn đỏ sẽ sáng lên báo hiệu. Lấy cơm ra sau 10 phút khi đèn đỏ sáng lên.
– Khi muốn tắt tủ cơm không sử dụng nữa, xoay công tắc gạt ngược chiều kim đồng hồ. Ngắt điện khi không nấu cơm nữa.
Các bộ phận gas, điện trên tủ hấp cơm công nghiệp
Một số lưu ý trong quy trình nấu cơm – tủ hấp cơm công nghiệp
Chú ý: Trong quá trình nấu tránh để thiếu nước trong tủ cơm vì với tủ nấu cơm công nghiệp bằng gas khi bị thiếu nước thì sẽ dẫn đến cháy bộ đốt và có thể bị thũng đáy, với tủ nấu cơm bằng điện khị bị thiếu nước thì sẽ dẫn đến cháy điện trở và có thể bị thủng đáy.
Kiểm tra, vệ sinh van phao thường xuyên. Nếu van phao bị liệt do người sử dụng không vệ sinh tủ thường xuyên thì lúc đó nước cấp vào tủ sẽ bị yếu hoặc không cấp nước vào tủ được sẽ dẫn đến cháy điện trở (nếu sử dụng điện) hoặc cháy bộ đốt và thủng đáy tủ (nếu sử dụng gas)
Phải đảm bảo nguồn điện cấp vào tủ phải là 3 pha (380V/50Hz/3P)
Nên đặt tủ hấp cơm ở vị trí nơi khô ráo, tránh để hệ thống điện và bộ đốt bên dưới bị ẩm ướt, dể dẫn đến cháy nổ điện.
Vệ sinh tủ nấu cơm định kỳ để sử dụng tủ được bền lâu hơn.
Liên hệ 0917.569.624 để được tư vấn hướng dẫn hoặc mua tủ hấp cơm công nghiệp.